Bộ phim Đi đến nơi có gió:
Bộ phim Hoa mộc lan:
Thắm Nguyễn
(Theo Sina, Sohu)
Khi cô gái mù Xiao Jia hỏi đường một người đi bộ ở Bắc Kinh cách đây 7 năm, người đó cho rằng cô là kẻ lừa đảo khi thấy lớp trang điểm hoàn hảo trên khuôn mặt cô.
“Cô không nhìn thấy đường mà lại trang điểm được à?” - người đó hỏi, sau đó cười to và bỏ đi.
Từ đó, Xiao quyết tâm trở thành một nghệ sĩ trang điểm chuyên nghiệp và dạy cho những phụ nữ khiếm thị khác những kỹ năng đó.
“Có gì sai khi tôi có thể trang điểm dù mắt không nhìn thấy gì? Không chỉ tự trang điểm, tôi sẽ dạy cho những người mù khác cũng làm được như mình” - cô tự nói với bản thân.
Bây giờ, ở tuổi 30, Xiao đã thực hiện được mục tiêu của mình - dạy trang điểm cho hàng nghìn phụ nữ khiếm thị qua cả các lớp học trực tuyến và trực tiếp.
Được chẩn đoán mắc chứng loạn dưỡng võng mạc năm 14 tuổi, Xiao dần mất đi thị lực trong những năm sau đó cho đến tuổi trưởng thành.
Khi không thể nhìn thấy gì, Xiao đã học cách trang điểm bằng cách sử dụng cảm nhận bằng bàn tay.
Bằng cách dùng môi, cô cũng cảm nhận được hướng của lông mi giả. Dùng ngón tay chạm vào da, cô hiểu được cấu tạo của da và các đặc điểm trên khuôn mặt để biết nơi nào cần thoa loại mỹ phẩm nào và thoa bao nhiêu là đủ. Khi có bột rơi trên tay khi lắc cọ tán bột nghĩa là cô đã sử dụng quá nhiều.
“Việc trang điểm không hẳn làm thay đổi một con người, nhưng khi làm được việc này, nó giúp thôi thúc và mang lại sức mạnh để họ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Điều tạo nên sự khác biệt là họ đang phá vỡ các giới hạn” - cô chia sẻ với South China Morning Post.
“Không nên có giới hạn cho vẻ đẹp. Mọi người đều có quyền theo đuổi nó, cho dù bạn có thể nhìn thấy nó hay không” - Xiao nói.
Mặc dù xã hội ngày càng chấp nhận việc nam giới trang điểm, nhưng Xiao vẫn muốn giúp đỡ phụ nữ.
Đối với phụ nữ, tác động của việc bị khuyết tật về thị giác càng trở nên tồi tệ hơn bởi những kỳ vọng của xã hội về ngoại hình của họ không áp dụng cho nam giới. “Nếu chúng ta đánh giá tác động tiêu cực của hai yếu tố này bằng toán học, thì đó không phải là phép cộng mà là phép nhân”.
Sau 9 năm học phổ thông ở trường làng, Xiao được gửi đến một trường dành cho người mù. Hầu hết các học sinh đều là nam giới và phần lớn thời gian của họ dành cho việc học liệu pháp xoa bóp - điều mà người ta cho rằng sẽ trở thành nghề nghiệp của những người mù sau này.
Mặc dù những kiến thức và kỹ năng học được ở đây còn hạn chế, nhưng Xiao nói rằng cô vẫn thấy may mắn vì rất ít nữ sinh khiếm thị ở Trung Quốc có cơ hội được đến trường.
“Trong lớp của tôi chỉ có một số ít nữ sinh, được gửi đến từ trại trẻ mồ côi vì họ bị cha mẹ bỏ rơi khi sinh ra”.
“Mọi người có xu hướng nghĩ rằng một cô gái mù không cần đi học. Nhiệm vụ của cô ấy chỉ là lớn lên và kết hôn vào một ngày nào đó”.
Sau khi tốt nghiệp, Xiao mở một tiệm mát-xa ở quê nhà - một ngành công nghiệp lâu đời kéo dài hàng thập kỷ ở Trung Quốc, phần lớn được xây dựng dựa trên sức lao động của những người mù.
Do khan hiếm lao động nữ nên khi mới gia nhập ngành, cô có thể kiếm được 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) một tháng, trong khi một nhân viên mát-xa nam chỉ kiếm được bằng 1/3.
Nhưng điều đó không kéo dài được lâu. Cô rời bỏ ngành vì thường xuyên bị khách hàng quấy rối tình dục, một vấn đề nghiêm trọng đối với nhân viên mát-xa nữ ở Trung Quốc.
“Các nhân viên nữ dường như có lợi thế hơn trong ngành này về mức lương. Nhưng đằng sau điều đó là một dạng bất bình đẳng khác vì lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ bị quấy rối tình dục rất cao” - cô giải thích.
Năm 20 tuổi, Xiao quyết định rời quê nhà đến Bắc Kinh để theo đuổi những cơ hội tốt hơn. Gia đình cô đã phản đối gay gắt ý tưởng này. “Làm thế nào một phụ nữ trẻ như tôi có thể sống sót được nếu đi xa nhà như vậy” - gia đình cô hoài nghi.
“Có điều thú vị là nếu một người mù nam giới muốn trải nghiệm và thử sức với những thách thức, anh ta thường được gia đình ủng hộ”.
Bất chấp sự phản đối của gia đình, cô đến Bắc Kinh với sự giúp đỡ của một người bạn mù - người mà sau này trở thành chồng cô.
Khi đến thủ đô, Xiao làm công việc viết tốc ký, sau đó tham gia một tổ chức phi chính phủ trước khi học các kỹ thuật trang điểm vào năm 2015. Cô bắt đầu dạy trang điểm cho những phụ nữ khiếm thị khác vào năm sau đó.
Một trong những sinh viên, Xu Wei, đã gửi một video cảm ơn tới Xiao gần đây. Cô nói: “Trong suốt khóa học 21 ngày, tôi cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Tôi đã tìm lại được sự tự tin cho bản thân. Giống như được trở về những ngày tháng trước khi tôi không nhìn thấy gì”.
Theo SCMP
" alt=""/>Cô gái mù dạy trang điểm cho hàng nghìn phụ nữBức tranh được vẽ năm 1890, được coi là bức ấn tượng nhất trong chuỗi 25 bức tranh của danh họa người Pháp. Chỉ có 4 bức trong số này từng xuất hiện ở các buổi đấu giá, và 8 bức vẫn đang thuộc về những nhà sưu tập tư nhân.
"Một trong những hình ảnh dễ nhận biết nhất trong lịch sử nghệ thuật, chuỗi các bức tranh 'Những đống rơm' của Monet từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho vô số nghệ sĩ kể từ khi nó được tạo ra lần đầu vào những năm 1890", người phụ trách trường phái ấn tượng và nghệ thuật hiện đại của Sotheby, ông August Uribe, cho biết trong một thông báo gửi tới truyền thông.
Mặc dù khi tiếng búa được gõ xuống, mức giá mà chủ bức tranh phải trả chưa đến 100 triệu USD, nhưng phí dịch vụ người này phải trả cho Sotheby khiến mức giá cuối cùng đạt con số 110,7 triệu USD.
Chủ trước của bức tranh chỉ phải trả 2,5 triệu USD để mua nó vào năm 1986, tức là ít hơn 44 lần so với mức giá người chủ mới bỏ ra hôm 14/5.
Bức tranh của Monet trở thành bức họa đắt thứ 9 thế giới từng được bán trong một cuộc đấu giá. Đứng đầu danh sách này là bức Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, được bán với giá 450 triệu USD tại nhà đấu giá Christie New York hồi năm 2017.
Oscar-Claude Monet (1840-1926) là họa sĩ đi đầu trong việc tạo ra trường phái hội họa ấn tượng. Đây được coi là một bước tiến quan trọng của hội họa, sử dụng màu sắc pha trộn không hạn chế, ánh sáng tự nhiên, lối vẽ không theo công thức, đường nét thô ngắn để tập trung thể hiện cảm nhận ban đầu, tức thời về đối tượng của các họa sĩ.
Monet nổi tiếng với việc vẽ một khung cảnh rất nhiều lần để cảm nhận sự thay đổi của ánh sáng và không gian ở nhiều thời điều trong ngày, nhiều mùa trong năm và trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
Bộ ảnh "Những đứa trẻ mang bầu" - một dự án thúc đẩy nhận thức và kêu gọi cộng đồng lên tiếng về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội - đang nhận được những ý kiến trái chiều.
" alt=""/>Bức tranh 'đống rơm' này vừa được mua giá 110 triệu USD sau 8 phút